Xem tiếp...
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP BÁC BA PHIBán đảo Cà Mau, nơi cuối trời cực Nam Tổ quốc – vùng đất xưa kia do ông cha ta từ nhiều nơi khác về đây mở mang bờ cõi, khai hoang, lập nghiệp. Trong cuộc hành trình mở đất của cha ông ta, có một gia đình trong thời loạn lạc ấy cũng trôi dạt từ Đồng Tháp về dừng chân lập nghiệp ở tận vùng đất giáp biển Cà Mau. Đó là gia đình của Bác Ba Phi – một nghệ nhân dân gian nổi tiếng với Truyện cười Bác Ba Phi mà bao lớp thế hệ trẻ đều yêu thích.
Bán đảo Cà Mau, nơi cuối trời cực Nam Tổ quốc – vùng đất xưa kia do ông cha ta từ nhiều nơi khác về đây mở mang bờ cõi, khai hoang, lập nghiệp. Trong cuộc hành trình mở đất của cha ông ta, có một gia đình trong thời loạn lạc ấy cũng trôi dạt từ Đồng Tháp về dừng chân lập nghiệp ở tận vùng đất giáp biển Cà Mau. Đó là gia đình của Bác Ba Phi – một nghệ nhân dân gian nổi tiếng với Truyện cười Bác Ba Phi mà bao lớp thế hệ trẻ đều yêu thích.
Bác Ba Phi tên thật là Nguyễn Long Phi, sinh năm 1884, quê ở tỉnh Đồng Tháp. Ông là con trai trưởng trong gia đình nông dân nghèo, có 5 anh em. Năm lên 10, gia đình Hai Phi trôi dạt và dừng chân, lập nghiệp ở vùng đất cuối trời Tổ quốc. Vì gia đình nghèo, ông phải cày thuê, cuốc mướn để nuôi em. Năm 15 tuổi, mẹ mất, ông trở thành trụ cột chính của gia đình. Tuy lao động vất vả quanh năm, nhưng cuộc sống thời loạn lạc vẫn đói nghèo, cơ cực. Ban ngày phải đi khẩn hoang, cày cuốc ruộng vườn. Nhưng ban đêm, ông dành thời gian tụ họp đờn ca. Vì có khiếu ca hát, tính tình vui vẻ, bộc trực nên ông luôn được bà con trong xóm yêu thích. Đặc biệt là ông có khiếu kể chuyện. Những câu chuyện kể của ông luôn hài hước, dí dỏm, lôi cuốn người nghe bởi cái duyên ăn nói và nội dung truyện mộc mạc, giản dị, gần gũi mà chân tình.
Năm 18 tuổi, ông Hai Phi bị Pháp bắt đi làm phu, sau đó bị đày ra nước ngoài làm lính lê dương. Mấy năm sau, ông trốn về Thái Lan rồi lần mò về miệt rừng U Minh hạ này sinh sống và lập nghiệp.
Ông vốn là tá điền cho Hương Quảng Tế - Một địa chủ giàu có ở vùng Bảy Ghe. Ông được Hương Quảng Tế hứa gả con gái thứ ba (Trần Thị Lữ) với điều kiện phải làm công trong 3 năm. Nhờ siêng năng, khỏe mạnh, chịu thương, chịu khó nên sau 3 năm thì ông cưới được vợ. Từ đó, mọi người gọi ông căn cứ vào thứ của vợ nên tên gọi Ba Phi xuất hiện và chết danh cho tới bây giờ. Hương Quảng Tế rất yêu thương người con rể này và đã cắt chia cho vợ chồng Ba Phi rất nhiều đất. Cộng với sự cần cù lao động sẵn có, ông ra sức khai khẩn ruộng đất thành những cánh đồng cò bay thẳng cánh.
Hai người ở với nhau một thời gian nhưng không có con. Bà Lữ đã đứng ra cưới vợ hai cho chồng là Lê Thị Lượng. Bà Lượng sinh được một người con trai là Nguyễn Tứ Hải. Năm con trai 3 tuổi, bà Lượng gởi con lại cho chồng và trở về quê Mỹ Tho sinh sống cho đến lúc qua đời.
Về sau, Bác Ba Phi cưới thêm vợ ba. Bà tên là Lữ Thị Cham (Người dân tộc Khơ Me). Bà Cham sinh được hai người con gái.
Ngày 6/12/ 1964, Bác Ba Phi qua đời tại Rừng U Minh Hạ. Nay là ấp Lung Tràm, xã Khánh Hải, huyện Trần Văn Thời- Cà Mau. Phần mộ của ông được đặt tại nơi đây, giữa hai ngôi mộ của bà Ba Lữ và bà Cham.
Bác Ba Phi thuộc lớp người hậu duệ của những tiền nhân đi khai mở đất rừng U Minh. Cả quãng đời, mà đặc biệt là tuổi trẻ của Bác Ba Phi là quá trình khai phá đất rừng U Minh nguyên sinh, vốn rất hào phóng và cũng lắm khắc nghiệt. Với tinh thần yêu lao động, tính lạc quan, yêu đời, thế giới quan của ông hiện ra thật sinh động và đáng yêu qua từng câu chuyện kể.
Những câu chuyện kể của ông, truyện nào cũng mang lại cho người nghe trước hết là tiếng cười sảng khoái, mượt mà âm sắc trào lộng. Rất đặc hiệu Ba Phi. Đồng thời, nó còn ẩn chứa tính hào hùng của lớp người đi mở đất, tính cách đặc trưng Nam Bộ, lòng yêu thương thiên nhiên, con người. Ẩn đằng sau mỗi câu chuyện kể của ông là niềm vui trong lao động của bà con nông dân, là thiên nhiên giàu có, hào sảng, là tình người, tình đất nơi cuối trời Tổ quốc. Bác Ba Phi là một hiện tượng văn hóa độc đáo của đất Nam Bộ nói riêng và cả nước nói chung.
Với kho tàng truyện kể dân gian mà ông để lại, năm 2013 Bác Ba Phi được Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam truy tặng danh hiệu Nghệ nhân Dân gian và tặng thưởng Huy chương Vì sự nghiệp Văn học Dân gian; bên cạnh đó ông còn được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận danh hiệu Nghệ nhân Văn hóa Dân gian.
Ngày 10/09/2015, UBND tỉnh Cà Mau đã công nhận khu lưu niệm (Phần mộ) Nghệ nhân dân gian Nguyễn Long Phi (Bác Ba Phi) là di tích Lịch sử - Văn hóa cấp tỉnh.
Qua nội dung chuyên đề, thầy cô tổ Ngữ văn mong muốn các em hiểu rõ hơn, sâu hơn về văn học địa phương mình. Đồng thời qua đó, các em thêm yêu hơn, tự hào hơn về văn hóa địa phương Cà Mau.
Chuyên đề thành công xuất sắc bởi giọng đọc truyền cảm, tự tin của cô Nguyễn Ngọc Xiếu qua bài viết rất sâu sắc và cảm động về cuộc đời và sự nghiệp Bác Ba Phi của cô Tạ Ánh Minh. Và đặc biệt, chuyên đề thành công được như thế, không thể không kể đến sự góp mặt của các em học sinh lớp 12 với các vai diễn Bác Ba Phi và hàng xóm là những cô cậu nông dân dưới sự dẫn dắt và đạo diễn vô cùng nhiệt tình của cô Phạm Nguyễn Như Ngọc. Bên cạnh đó còn có sự hỗ trợ nhiệt tình của một số thầy cô khác đã góp phần không nhỏ cho sự thành công của buổi ngoại khóa.
Lấy bối cảnh các tiền nhân đi mở đất, khai hoang, lập nghiệp, gia đình Bác Ba Phi cũng theo dòng người đó trôi dạt về vùng đất U Minh hạ. Dưới nền nhạc Đất phương nam hào hùng, tha thiết và vô cùng cảm động, hoạt cảnh phụ họa và Bác Ba Phi kể chuyện của các em học sinh lớp 12 thật sôi nổi và hào hứng. Duyên dáng và dễ thương nhất là Bác Ba Phi kể chuyện Rắn hổ mây tát cá với lời kể và diễn xuất rất đổi tự nhiên, chân tình và cũng rất đặc hiệu Ba Phi qua vai diễn của em
Sau khi kết thúc phần trình bày chuyên đề, các thầy cô có dành cho các em học sinh một số câu hỏi xoay quanh cuộc đời và sự nghiệp của Bác Ba Phi nhằm củng cố, khắc sâu thêm kiến thức về Nghệ nhân Dân gian Nguyễn Long Phi cho các em. Đồng thời, đó cũng là một trong những hình thức khích lệ tinh thần ham học hỏi ở các em học sinh. Chuyên đề còn giúp các em có thêm động lực, nguồn cảm hứng, đam mê và sáng tạo nghệ thuật ở các em học sinh.
Tác giả bài viết: Ánh Minh
Tổng số điểm của bài viết là: 17 trong 4 đánh giá
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
KẾ HOẠCH Về việc tổ chức lễ khai giảng năm học 2024– 2025
KẾ HOẠCH Chi tiết về thời gian thực hiện nhiệm vụ năm học 2024-2025
VB hướng dẫn nâng lương trước thời hạn
Kế Hoạch Chi tiết năm học 2023-2024
Kế hoạch chi tiết năm học 2022-2023
Hướng Dẫn Viết Và Nộp SKKN 2021-2022
Kế hoạch chi tiết năm học 2021-2022
DỰ THẢO KHGD - NĂM HỌC 2020-2021
Phân cồng chuyên môn và chủ nhiệm
QĐ TH Tổ CM Và Bổ nhiệm Tổ trưởng, tổ phó
HOẠT ĐỘNG NHÀ TRƯỜNG TUẦN 1-4