Xem tiếp...
Nhắc tới Trường Sa, Hoàng Sa hẳn mỗi người Việt Nam dù ở nơi địa đầu Lũng Cú - Hà Giang hay tận Đất Mũi - Cà Mau, dù ở trong nước hay ngoài nước cũng có tình cảm đặc biệt với địa danh thiêng liêng này. Đó là phần lãnh thổ mà các thế hệ người Việt tiếp nối nhau vượt qua dông bão đến với đại dương để khám phá, khai khẩn những vùng đất mới, tạo nên dáng hình Tổ quốc hôm nay. Và đó cũng là nơi thể hiện khát vọng vươn xa, ý chí kiên cường của dân tộc Việt Nam mà thế hệ hôm nay và mai sau phải có trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn, phát huy.
Cô Huyền Trang (Thư viện trường) cùng với các em Kim Thơ, Minh Kiên, Yến Linh lớp 11G giới thiệu và có những câu hỏi thú vị về quyển sách “Hoàng Sa, Trường Sa - Khát vọng hòa bình” trong sáng chào cờ thứ 2 tuần 23.Điểm đặc biệt của cuốn sách ảnh đó là, nhóm biên soạn đã tuyển chọn kỹ lưỡng và sắp xếp hơn 500 bức ảnh tư liệu và nghệ thuật theo kiểu văn bản phóng sự, in đậm hơi thở của cuộc sống, vừa mang tính lịch sử, vừa có tính thời sự, lại giàu giá trị nghệ thuật để “ kể chuyện” về Hoàng Sa, Trường Sa.Lật từng trang sách đi sâu vào nội dung, bạn đọc sẽ thấy toàn bộ cuốn sách ảnh được chia thành 4 phần chính:
Phần 1: Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam
Phần 2: Hoàng Sa - đất cha ông trao gửi cháu con
Phần 3: Trường Sa hôm qua và hôm nay
Phần 4: Khát vọng Việt Nam - khát vọng hòa bìnhPhần I: Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam bắt đầu từ trang 8 đến trang 36. Ở phần này, tác giả muốn giới thiệu đến bạn đọc vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, tiềm năng kinh tế của hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và giới thiệu đến bạn đọc những bằng chứng khẳng định: Chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là sự thật lịch sử. Sử sách trong nước và các tài liệu Phương Tây cũng như chính người Trung Quốc trước đây đều đưa ra những bằng chứng thể hiện ngư dân Việt Nam đã khám phá, khai khẩn những vùng đất mới trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Đó Tập bản đồ Việt Nam “Toàn tập Thiên Nam tứ chí lộ đồ thứ” , các tờ lệnh của Triều Nguyễn (1802 – 1945), các tập bản đồ, các bia đá khẳng định chủ quyền của Việt Nam.Phần II: Hoàng Sa - đất cha ông trao gửi cháu con (từ trang 37 đến trang 68) là những khúc hùng bi Hoàng Sa - Bắc Hải vượt thời gian sống mãi với non sông. Người dân Lý Sơn hiện vẫn lưu giữ những báu vật thiêng liêng của đội hung bi Hoàng Sa - Bắc Hải như những tờ lệnh cổ, báu vật của gia tộc họ Dương, tượng lính Hoàng Sa và con dấu của đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải, văn tế trong Lễ khao lề thế kính Hoàng Sa năm 1967… Ngày 19/01/1974 Trung Quốc bất chấp luật pháp quốc tế đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa. Những con người nước Việt đã ngã xuống biển sâu trong trận chiến này để bảo vệ biển đảo Tổ Quốc. Và ngày nay, những ngư dân như ông Phạm Duyên, Mai Phụng Lưu và rất nhiều ngư dân khác vẫn kiên cường bám biển quê hương để nối tiếp sứ mệnh thiêng liêng của Tổ quốc trao gửi: Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ! Đó cũng là một sự tri ân tiền nhân của những người dạn dày sóng gió nơi trùng khơi biển cả.Phần III: Trường Sa hôm qua và hôm nay bắt đầu từ trang 39 đến trang 196. Trường Sa của ngày hôm qua là những buổi đầu dựng xây sau ngày đất nước thống nhất, là những ngày tháng 03/1988 tại vùng biển Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao, các chiến sĩ công binh Hải quân Việt Nam tuổi đời còn trẻ đã kiên cường chống trả lại tàu chiến và lính thủy Trung Quốc. Máu của các anh đã tô thắm thêm màu cờ Tổ quốc. Họ đã bất tử và trường tồn cùng dân tộc. Còn ngày hôm nay, người đọc sẽ được hòa mình vào sự đổi thay của một Trường Sa tràn đầy sức sống Việt trên tuyến đầu Tổ Quốc. Từng trang sách là màu xanh mát mắt phủ khắp các điểm đảo, trên những vòm cây phong ba, bão táp, ở những vườn rau ở “đảo nổi”, “đảo chìm” cùng với những nụ cười của người chiến sĩ trước những thành quả đạt được. Ánh điện lung linh ngời sáng từ nguồn năng lượng sạch bừng lên sức sống mới trên những hòn đảo yêu thương và những Nhà giàn vững vàng nơi trùng khơi. Được sự quan tâm đầu tư đặc biệt của Nhà nước và qua các phong trào hướng về biển đảo quê hương, đến với Trường Sa hôm nay, ai cũng ngạc nhiên trước sự đổi thay từng ngày của diện mạo và nhịp sống trên đảo, và một thế hệ công dân mới ra đời chính là biểu tượng trẻ trung của sức sống Việt nơi đầu sóng ngọn gió.
Phần cuối của cuốn sách ảnh là một lời khẳng định “Khát vọng Việt Nam - khát vọng hòa bình”. Hoàng Sa và Trường Sa là hai quần đảo có nhiều tiềm năng kinh tế biển, được định hướng xây dựng chiến lược kinh tế biển và đầu tư, phát triển ngành công nghiệp dầu khí ở vùng thềm lục địa. Chính sự đổi thay từng ngày trên hai quần đảo đã giúp ngư dân yên tâm bám biển, vươn khơi khai thác hải sản, có cuộc sống ấm no, đầy đủ. Và những người lính vẫn đang ngày đêm kiên cường bảo vệ biển đảo, thực hiện khát vọng từ bao đời nay của dân tộc ta: chung sống hòa bình với mọi dân tộc trên thế giới, dựng xây cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Vẻ đẹp của người lính và của người dân kiên cường bám biển, bám đảo là kết tinh phẩm chất, khí phách của dân tộc và là biểu tượng của phẩm giá Việt Nam hôm nay.
Cuốn sách khép lại bằng hình ảnh của nghệ sĩ nhiếp ảnh Lê Bá Dương. Vẻ đẹp “ Lãng mạn Trường Sa” cũng là vẻ đẹp của con người đất Việt nơi tuyến đầu Tổ quốc. Vẻ đẹp của người lính và của những người dân kiên cường bám biển, bám đảo kết tinh phẩm chất, khí phách của dân tộc và là biểu trượng của phẩm giá Việt Nam hôm nay.
Xem và đọc “Hoàng Sa, Trường Sa - Khát vọng hòa bình”, bạn đọc sẽ có những phút giây chăm chú ngắm nhìn những bức ảnh và suy tư về những sự kiện gắn với quá trình lịch sử xây dựng và bảo vệ biển đảo quê hương của biết bao thế hệ Việt Nam.
Đây thực sự là tác phẩm tôn vinh chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, tôn vinh phẩm chất và khí phách cao đẹp của những ngư dân và những người lính đang ngày đêm bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc ở vùng biển đảo Hoàng Sa, Trường Sa.
Cuốn sách ảnh này cũng là tài liệu tham khảo cần thiết, phục vụ trực tiếp việc cập nhật kiến thức biển, đảo; bồi dưỡng, giáo dục cho mọi người về nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo quê hương.
Ngoài cuốn sách này bạn đọc có thể tìm đọc những cuốn sách khác có cùng chủ đề như cuốn Những bằng chứng về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng sa, Trường Sa; Hoàng Sa, Trường Sa trong vòng tay Tổ quốc tập 1 và tập 2; Có một con đường mòn trên biển Đông… và nhiều cuốn sách khác nữa nằm ở “ Tủ sách biển đảo” trong thư viện của Trường THCS và THPT Lý Văn Lâm.
Xin trân trọng kính mời các thầy cô và các bạn HS đến đọc!
Tác giả bài viết: Huyền Trang - Nhân viên Thư viện Trường.
Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
KẾ HOẠCH Về việc tổ chức lễ khai giảng năm học 2024– 2025
KẾ HOẠCH Chi tiết về thời gian thực hiện nhiệm vụ năm học 2024-2025
VB hướng dẫn nâng lương trước thời hạn
Kế Hoạch Chi tiết năm học 2023-2024
Kế hoạch chi tiết năm học 2022-2023
Hướng Dẫn Viết Và Nộp SKKN 2021-2022
Kế hoạch chi tiết năm học 2021-2022
DỰ THẢO KHGD - NĂM HỌC 2020-2021
Phân cồng chuyên môn và chủ nhiệm
QĐ TH Tổ CM Và Bổ nhiệm Tổ trưởng, tổ phó
HOẠT ĐỘNG NHÀ TRƯỜNG TUẦN 1-4