Xem tiếp...
Nếu bạn nói đi dạy để làm giàu thì chắc chắn người ta sẽ cười bạn, ai đời lại đi làm giàu với đồng lương ba cọc ba đồng? Nếu bạn nói đi dạy sướng, nhàn rỗi thì đó là công việc đi dạy của ai tôi không được biết. Còn với hiện tại, mỗi người trong chúng tôi ý thức được công việc của mình với bao lo toan nhọc nhằn mà chúng tôi đang đối diện. Tôi vẫn nghe nhiều người xì xào “Dạy một buổi được nghỉ một buổi, lại còn nghỉ tận 3 tháng hè”, tôi chẳng buồn trả lời, giải thích. Thời gian bạn cho rằng chúng tôi được nghỉ ở nhà khỏe, thật ra chúng tôi phải học bài, phải soạn giáo án, phải chấm bài…. Chúng tôi mài mò, trang bị kiến thức và cả kỹ năng ứng xử để hài hòa trong việc giảng dạy và cả việc giáo dục học sinh, trong nhiều trường hợp còn là đối diện với phụ huynh. Nhiều đêm, trong giấc mơ của chúng tôi còn hiện lên hình ảnh việc học tập của các em trên lớp. Chỉ cần có một trong bốn mươi mấy thành viên của lớp hơi ngỗ nghịch là cả một sự suy tư, trăn trở của người làm thầy.
Hằng ngày, chúng tôi phải lên lớp từ rất sớm, đôi khi chẳng kịp giờ đưa con đi học. Con đến trường, đứng đó một mình khi trời tờ mờ sáng, con khóc, mẹ sợ trễ, mẹ cũng đành chạy vội đi. Bữa sáng chúng tôi cũng chỉ qua loa, cái bánh bao, ổ bánh mì đã quá quen thuộc, chỉ ăn để mong có được năng lượng đứng trên bục giảng,
Có người bảo chúng tôi sao cứ bám nghề, cứ than mà không bỏ nghề đi? Nghề là do chúng tôi tự lựa chọn không ai ép buộc. Có thể bạn nói đúng, sao không bỏ nghề? Chúng tôi biết ngành nghề nào cũng có cái khó của riêng nó. Nhưng ở đây chúng tôi không than trách, chúng tôi đang diễn giải về cái khỏe mà mọi người đang áp đặt lên chúng tôi. Chúng tôi cần lắm cần sự chia sẻ cảm thông từ các bậc phụ huynh, từ ánh nhìn của xã hội và cả người chồng, người vợ bên cạnh.
Động lực của chúng tôi là gì? Nhiều lắm những lí do để chúng tôi bám nghề. Mỗi ngày, nhìn những gương mặt ngây thơ non nớt đang chờ chúng tôi dạy bảo, không chỉ là kiến thức mà còn là lời khuyên trong cuộc sống. Thương lắm những trò ngoan, chăm chỉ. Nhưng đọng lại nỗi trăn trở, quan tâm nhiều hơn là chúng tôi dành cho những em hơi ngỗ nghịch. Càng đi sâu tìm hiểu, càng thương các em hơn. Đa phần, không tự dưng suy nghĩ của các em lệch lạc, phần nhiều do các em chịu ảnh hưởng từ gia đình, phần ít từ xã hội. Ngồi xuống, lắng nghe tâm sự của các em, thấy lòng mình quặn lại. Nếu chỉ trách phạt sẽ chẳng thể nào thay đổi được những em ấy. Và chúng tôi nặng lòng tìm cách giáo dục riêng cho từng em.
Có người từng nói, thấy học sinh chăm ngoan, lễ phép là bản thân lấy làm an ủi và có thêm sức mạnh để bước tiếp. Và nhìn những em từng phạm sai lầm dần khắc phục lại càng thấy vui hơn. Đúng vậy, chúng tôi lấy nó làm mục tiêu phấn đấu và cố gắng công việc giảng dạy vì thế hệ đàn em, vì những mầm non của đất nước. Chúng tôi xem những khó khăn là chuyện thường tình mà bất kì ai bất kì ngành nghề nào cũng phải trải qua, rồi từ đó tiếp tục sự nghiệp trồng người của mình. Nghe có vẻ đơn giản nưng nó là cả quá trình phấn đấu và suy nghĩ lạc quan. Quan trọng hơn là tình yêu nghề của mỗi người có đủ lớn để hay không. Tôi nhận thấy nghề giáo của chúng tôi cao quý, có vất vả gian lao thì mới mong gặt hái được quả ngọt.
Chúng tôi luôn quan niệm chỉ có tình thương xuất phát từ trái tim mới đến được trái tim. Và đó là phương châm để chúng tôi giáo dục học sinh. Chúng tôi đang dùng tâm huyết, trí tuệ và tình yêu thương chân thành để cảm hóa các em. Và cũng mong mọi người có cái nhìn thiện cảm hơn về nghề giáo chúng tôi.
Tác giả bài viết: Bích Thủy
Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
KẾ HOẠCH Về việc tổ chức lễ khai giảng năm học 2024– 2025
KẾ HOẠCH Chi tiết về thời gian thực hiện nhiệm vụ năm học 2024-2025
VB hướng dẫn nâng lương trước thời hạn
Kế Hoạch Chi tiết năm học 2023-2024
Kế hoạch chi tiết năm học 2022-2023
Hướng Dẫn Viết Và Nộp SKKN 2021-2022
Kế hoạch chi tiết năm học 2021-2022
DỰ THẢO KHGD - NĂM HỌC 2020-2021
Phân cồng chuyên môn và chủ nhiệm
QĐ TH Tổ CM Và Bổ nhiệm Tổ trưởng, tổ phó
HOẠT ĐỘNG NHÀ TRƯỜNG TUẦN 1-4